Bộ môn Kỹ thuật Hệ thống công nghiệp

ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ

Bộ môn Kỹ thuật Hệ thống công nghiệp
Phòng O2 - 602
Điện thoại: (84 - 8) 37244270 số máy lẻ: 3327 hoặc (84 – 8) 22114016
Email: ise@hcmiu.edu.vn
Website: http://csc.hcmiu.edu.vn/ise

Bộ môn Kỹ thuật Hệ thống Công Nghiệp (KTHTCN) của trường Đại học Quốc Tế (ĐHQT), ĐHQG TP. Hồ Chí Minh được thành lập vào tháng 01 – 2009. Trải qua hơn 6 năm hoạt động, Bộ môn KTHTCN hiện có hơn 250 sinh viên, và hai khóa sinh viên tốt nghiệp thuộc hai chuyên ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp (ISE) và Logistics và Quản lý Chuỗi Cung ứng (logistics & SCM). Chủ nhiệm Bộ môn là PGS.TS Hồ Thanh Phong, Hiệu trưởng Trường ĐHQT. Bộ môn đang quản lý hai ngành đào tạo:

1. Ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp (ISE):

KTHTCN đào tạo kỹ sư đảm nhận việc thiết kế, lắp đặt và quản lý hệ thống tích hợp giữa con người, vật tư, thiết bị, phương pháp và năng lượng. Kỹ sư KTHTCN hoạt động trong một phạm vi rộng giữa các môi trường kinh doanh, công nghiệp và nhà nước. Kiến thức ngành KTHTCN giúp thiết kế và quản lý các hệ thống công nghiệp và dịch vụ, giúp nâng cao hiệu quả và năng suất, chi phí hợp lý. Chương trình đào tạo có 142 tín chỉ, bao gồm các khối kiến thức:

  • Thiết kế và phát triển hệ thống công nghiệp và sản phẩm
  • Quản lý sản xuất
  • Vận trù học
  • Quản lý chất lượng
  • Mô hình hóa và mô phỏng
  • Quản lý dự án
  • Kỹ thuật điều độ
  • Quản lý chuỗi cung ứng
  • Kỹ thuật ra quyết định đa tiêu chuẩn
  • Thiết kế nhà máy và hoạch định mặt bằng

2. Chuyên ngành Logistics và Quản lý Chuỗi Cung Ứng (Logistics & SCM):

Ngành Logistics và Quản lý Chuỗi Cung Ứng đào tạo kỹ sư có những kiến thức toàn diện và kỹ năng về công nghệ cần thiết cho việc đánh giá và nhận định sự đa dạng trong kinh doanh và môi trường quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu, phân tích và thiết kế hệ thống hậu cần trong nước và quốc tế. Các sinh viên tốt nghiệp có thể đảm đương các công việc liên quan đến hoạt động chuỗi cung ứng, bao gồm lập kế hoạch nhu cầu, mua hàng, kiểm soát hàng tồn kho, xử lý vật liệu, vận chuyển, quản lý kho, phân phối sản phẩm và hỗ trợ dịch vụ, và chiến lược quản lý chuỗi cung ứng. Chương trình đào tạo có 143 tín chỉ, bao gồm các khối kiến thức:

  • Vận trù học
  •  Thiết kế và Quản lý nhà kho
  • Quản lý tồn kho
  • Mô hình hóa và mô phỏng
  • Vận tải đa phương tiện
  •  Kỹ thuật dự báo
  • Quản lý mua hàng
  • Giao vận hàng hóa quốc tế

3. Cơ hội nghề nghiệp:

Sinh viên tốt nghiệp từ hai ngành đào tạo trên có thể đảm nhận các công việc như:

  • Kỹ sư vật tư, thu mua
  • Quản đốc phân xưởng
  • Kỹ sư quản lý kho vận, giao nhận
  • Kỹ sư quản lý dự án công nghiệp
  • Kỹ sư quản lý chất lượng
  • Kỹ sư điều hành, quản lý sản xuất
  • Kỹ sư quản lý Logistics
  • Kỹ sư quản lý tồn kho
  • Kỹ sư Điều độ, Kế hoạch
  • Kỹ sư thiết kế sản phẩm.
Đối tác