Giới thiệu về AUN

1. Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á: Lịch sử và nền tảng hình thành

Hội nghị thương đỉnh ASEAN lần thứ 4 năm 1992 đã kêu gọi các nước thành viên trong khu vực Đông Nam Á trợ giúp việc “thúc đẩy sự đoàn kết và phát triển khu vực thông qua tăng cường phát triển nguồn nhân lực cũng như thắt chặt thêm mạng lưới các trường đại học và các viện giáo dục hàng đầu trong khu vực”. Ý tưởng này đã dẫn đến việc thành lập AUN – Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á vào tháng 11 năm 1995 với việc ban hành Hiến chương về giáo dục đại học cho 6 nước thành viên, cùng với sự tham gia của 11 trường đại học của 6 nước này. Một ký kết thỏa thuận về việc thành lập mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á sau đó đã được ký bởi chủ tịch hoặc hiệu trưởng của các trường đại học thành viên. Việc ký kết đã ủy thác thành lập Ban quản trị và Ban thư ký điều hành bởi Giám đốc điều hành.

Cuộc họp Hội đồng quản trị AUN đầu tiên diễn ra vào tháng 11 năm 1996 đã đưa ra định hướng kế hoạch làm việc trước mắt cho AUN ở bốn lĩnh vực trọng yếu: trao đổi giảng viên và sinh viên, các nghiên cứu Đông Nam Á, mạng lưới thông tin và các hợp tác nghiên cứu.

Sau đó, Khi Bộ trưởng ký ban hành Hiến chương của 10 thành viên ASEAN năm 2007, AUN bắt đầu đảm nhiệm vai trò là tổ chức thực hiện quan trọng của Đông Nam Á về văn hóa – xã hội. AUN thực hiện các chương trình và các hoạt động nhằm khuyến khích và tăng cường hợp tác, phát triển giáo dục mở rộng hội nhập khu vực tiến đến việc đạt được các chuẩn mực toàn cầu. Các hoạt động hiện tại của AUN được phân thành 05 lĩnh vực bao gồm (1) Các chương trình trao đổi dành cho giới trẻ, (2) Hợp tác học thuật, (3) Các tiêu chuẩn, Cơ chế, Hệ thống và Chính sách hợp tác giáo dục đại học, (4) Môn học và Phát triển chương trình và (5) Các diễn đàn về chính sách khu vực và toàn cầu.

Mối quan tâm chiến lược của AUN được xác định bởi các thành viên khu vực Đông Nam Á, nhằm xúc tiến hợp tác trong khu vực với việc đẩy mạnh:

  • Tăng cường mạng lưới các trường đại học hiện tại trong khu vực Đông Nam Á và mở rộng hơn nữa;
  • Đẩy mạnh các nghiên cứu hợp tác, điều tra và các chương trình đào tạo ở những lĩnh vực ưu tiên do ASEAN chỉ định;
  • Tăng cường hợp tác và đoàn kết giữa các học giả, các nhà học thuật, nhà nghiên cứu trong các khối thành viên Đông Nam Á; và,
  • Phục vụ cho các cơ quan giáo dục trong khu vực Đông Nam Á.

Thông tin tham khảo thêm tại website: http://www.aunsec.org/ourhistory.php

Các trường đại học thành viên AUN (xem tại http://www.aunsec.org/aunmemberuniversities.php)

Hình 1: Các trường Đại học thành viên của AUN

2 Đánh giá chất lượng cấp chương trình theo chuẩn AUN-QA 

Mục tiêu

Chất lượng đào tạo là một khái niệm đa chiều theo quan điểm của rất nhiều đối tượng có liên quan. AUN coi trọng tầm quan trọng của chất lượng giáo dục đại học, cùng với nhu cầu phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng với mục đích tăng cường các chuẩn mực học thuật và mở rộng giáo dục, nghiên cứu và các dịch vụ trong các trường đại học thành viên AUN cũng như các trường bên ngoài. Từ đó, đảm bảo chất lượng theo chuẩn AUN đã từng bước điều chỉnh hệ thống đảm bảo chất lượng AUN nhằm hỗ trợ, mở rộng và duy trì mức độ đảm bảo chất lượng tại các cơ sở giáo dục đại học trong khu vực Đông Nam Á. Đó cũng chính là nơi mà các hoạt động đảm bảo chất lượng được chia sẻ, kiểm chứng và cải tiến.

Logo và chứng nhận của AUN-QA 

 

Sau khi hoàn thành việc đánh giá, các trường đại học đạt được bất kỳ loại chứng nhận nào của AUN đều có thể sử dụng Logo và giấy chứng nhận liên quan đến đảm bảo chất lượng theo chuẩn AUN trong thời gian cho phép. Logo và các chứng nhận đảm bảo chất lượng AUN có thể chỉ sử dụng trên các tài liệu hợp tác, brochures, các tài liệu công bố, website và các cơ sở đào tạo của trường được cấp. Mặt khác, việc cho phép sử dụng trên các tài liệu khác cần được phép của Ban thư ký AUN. Logo và chứng nhận của AUN đều phải được sử dụng nguyên bản, mọi sự điều chỉnh đều không được phép. 

Thông tin tham khảo thêm tại website:http://www.aunsec.org/programmelevel.php

Đối tác