SINH-VIÊN-ĐẾN
ĐIỀU KIỆN THAM DỰ
Yêu cầu
Điều kiện để tham gia chương trình trao đổi sinh viên hoặc chương trình trao đổi sinh viên trực tiếp, các sinh viên đại học và học viên cao học phải thỏa những yêu cầu sau:
- Hoàn tất năm thứ nhất,
- Điểm trung bình chung tối thiểu là từ 2.5 (thang điểm 4) trở lên hoặc tương đương
- Số tín chỉ tối thiểu đăng ký học tại trường ĐHQT là 12 tín chỉ/ học kỳ
- Phải có thư đề cử tham gia trao đổi từ trường-gửi-đi (đối với các sinh viên chương trình trao đổi)
Tiếng Anh
Nếu sinh viên đến từ các nước nói tiếng Anh hoặc đang theo học tại các trường sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính thì không cần nộp chứng chỉ tiếng Anh cũng như không cần thi kiểm tra tiếng Anh đầu vào.
Những sinh viên không thuộc vào hai trường hợp trên, sẽ phải tuân thủ một trong những yêu cầu sau:
- IELTS 6.0 trở lên (điểm thành phần không dưới 5.0); hoặc
- TOEFL (PBT) 550 trở lên; hoặc
- TOEFL (CBT) 213 trở lên; hoặc
- TOEFL (iBT) 57-86 trở lên (điểm thành phần không dưới 19)
- Unicert 1 (Chứng chỉ do Cơ quan trao đổi Hàn lâm Đức - DAAD cấp)
- CEFR Level B1 (Chứng chỉ đánh giá trình độ tiếng Anh theo Khung chương trình Châu Âu - Common European Framework of Reference)
- Hoặc Giấy chứng nhận ngoại ngữ của tổ chức ISEP dành cho các sinh viên nước ngoài tham gia trao đổi thông qua tổ chức này.
Ghi chú: Chứng chỉ TOEFL, IELTS chỉ có giá trị trong vòng hai năm
QUY TRÌNH NỘP HỒ SƠ
Các bước nộp hồ sơ
|
Chương trình Trao đổi sinh viên
|
Chương trình trao đổi sinh viên trực tiếp
|
Bước1:
|
Đề cử
|
Để tham gia, sinh viên cần được đề cử từ trường-gửi-đi
|
Không yêu cầu
|
Bước2:
|
Điền hồ sơ
|
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đăng ký (dành cho sinh viên trao đổi)
- Thư đề cử của trường-gửi-đi
- Bảng điểm gốc
- Chứng chỉ tiếng Anh
- Bản photo hộ chiếu
Tất cả các hồ sơ cần được công chứng và dịch sang tiếng Anh
|
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đăng ký (dành cho sinh viên trao đổi trực tiếp)
- Bảng điểm gốc
- Chứng chỉ tiếng Anh
- Bản photo hộ chiếu
Tất cả các hồ sơ cần được công chứng và dịch sang tiếng Anh
|
Bước 3:
|
Nộp hồ sơ
|
Nộp hồ sơ vể văn phòng chương trình trao đổi sinh viên tại trường sinh viên đang theo học
|
Nộp hồ sơ trực tiếp trường ĐHQT
|
Bước 4:
|
Kết quả hồ sơ
|
Một khi trường-gửi-đi xác nhận sinh viên được chọn lựa tham gia chương trình, sinh viên sẽ được nhận từ trường Đại học Quốc Tế danh mục các hồ sơ sau:
- Thư chấp thuận nhập học chương trình trao đổi lấy tín chỉ tại trường ĐHQT
- Thông tin hướng dẫn chung về visa nhập cảnh, nhà ở, bảo hiểm y tế, tuần học định hướng, lịch học tập
- Các biểu mẫu đăng kí visa, nhà ở, chương trình bạn đồng hành, dịch vụ tiếp đón tại sân bay
Đồng thời sinh viên sẽ được chuyên viên phụ trách trao đổi sinh viên của Trường hướng dẫn các bước tiếp theo
|
Ngay khi được chấp nhận theo học tại trường ĐHQT, sinh viên sẽ được nhận từ trường Đại học Quốc Tế danh mục các hồ sơ sau:
- Thư chấp thuận nhập học chương trình học tập ngắn hạn lấy tín chỉ tại trường ĐHQT
- Thông tin hướng dẫn chung về visa nhập cảnh, nhà ở, bảo hiểm y tế, bảo hiểm y tế, tuần học định hướng, lịch học tập tuần học định hướng, lịch học tập
- Các biểu mẫu đăng kí visa, nhà ở, chương trình bạn đồng hành, dịch vụ tiếp đón tại sân bay
Đồng thời sinh viên sẽ được chuyên viên phụ trách trao đổi sinh viên của Trường hướng dẫn các bước tiếp theo
|
Mẫu đăng kí có thể tải tại đây
Hạn nộp hồ sơ
Hồ sơ phải được nộp về trường ĐHQT trước các thời hạn sau:
- Ngày 01 tháng 1 hàng năm : đối với kỳ nhập học từ tháng 9 năm nay đến tháng 1 năm sau (Học kỳ 1)
- Ngày 01 tháng 7 hàng năm : đối với kỳ nhập học từ tháng 1 đến tháng 6 cùng năm (Học kỳ 2)
- Ngày 01 tháng 1 hàng năm : đối với kỳ nhập học từ tháng 6 đến tháng 8 cùng năm (Học kỳ hè)
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐHQT
Bậc Đại Học |
Kinh doanh |
|
|
Kỹ thuật |
- Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa
|
|
- Kỹ thuật Điện tử - Truyền thông
|
- Kỹ thuật Tài chính - Quản trị rủi ro
|
|
- Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp
|
- Logistics & Quản lí chuỗi cung ứng
|
|
|
Khoa học |
|
- Quản lí Nguồn lợi Thủy sản
|
|
|
CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HỌC THUẬT
Đăng ký môn học/ Chỉnh sửa thời khóa biểu
Thông tin chính thức về việc đăng ký môn học và danh sách môn học dự kiến mở sẽ được đăng trên trang web của Trường 02 tuần trước khi học kỳ mới bắt đầu. Sinh viên có trách nhiệm liên hệ cũng như xin phép tư vấn viên phụ trách học vụ của trường-gửi-đi khi chọn môn đăng ký nhằm đảm bảo tiến độ học tập của mình.
Ngay khi sinh viên được chấp thuận nhập học vào trường ĐHQT, hồ sơ của sinh viên sẽ được gửi đến tư vấn viên phụ trách học vụ của Khoa/ Bộ môn mà sinh viên theo học để hỗ trợ sinh viên trong việc đăng ký môn học. Nếu có bất kỳ vấn đề gì về việc đăng ký môn học hay thời khóa biểu, sinh viên sẽ được thông báo qua email.
Danh sách các môn học đã đăng ký có thể bị thay đổi, vì những lí do sau: lớp học bị hủy, thời gian học bị trùng lắp, môn học không mở trong học kỳ sinh viên đến học tại trường ĐHQT. Vì vậy sinh viên cần liên hệ với tư vấn viên học vụ của cả hai trường để được phép hủy hoặc thay đổi môn học đã đăng ký trước đó.
Một tuần sau khi lớp học bắt đầu, sinh viên không được phép hủy hoặc thay đổi môn học đã đăng ký. Các môn học mà sinh viên đã đăng ký nhưng tự ý nghỉ sau thời gian chỉnh sửa thời khóa biểu sẽ vẫn thể hiện trên bảng điểm của sinh viên.
Các bưhóa bin nghýinh vi
* Đối với sinh viên bậc đại học:
- Bước 1: Truy cập trang web: http://www.hcmiu.edu.vn/edusoftweb/
- Bước 2: Chọn ngôn ngữ: Tiếng Anh (Góc phải màn hình – hình lá cờ Anh)
- Bước 3: Điền mẫu chữ xác nhận sau đó bấm “Vào website”.
Ghi chú: Không bấm Enter, vì trang web sẽ không chấp nhận.
- Bước 4: Chọn“TIMETABLE”
- Bước 5: Chọn học kì để xem thời khóa biểu. Ví dụ: “Quarter 4, Academic year 2014-2015”
- Bước 6: Chọn “School”
- Bước 7: Chọn “Chưaphânkhoa”, chọn khoa của sinh viên. Ví dụ: “Business”
- Bước 8: Chọn “View display format of semester”
- Bước 9: Bấm “Choose”
- Bước 10: Sau khi xem được danh sách môn học được mở cho học kì tới, sinh viên điền đầy đủ tên các môn muốn đăng kí vào form Course Registration Form For Undergraduate Inbound Student
- Bước 11: Gửi danh sách môn học đăng kí của bạn đến chị Nguyễn Khổng Thanh Thảo – Chuyên viên phụ trách sinh-viên-đến qua email nktthao@hcmiu.edu.vn hoặc studentexchange@hcmiu.edu.vn
Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn đăng kí môn học.
Giải thích từ ngữ
Sub’s ID : Mã môn học
Cre : Số tín chỉ của môn học
Day:
- Hai = Monday
- Ba = Tuesday
- Tư = Wednesday
- Năm = Thursday
- Sáu = Friday
- Bảy = Saturday
Start slot:
1: Lớp bắt đầu vào lúc 8:00-11:00
5: Lớp bắt đầu từ 13:00-16:00
CBGD : Mã giảng viên (ví dụ: BA141 là mã của giảng viên từ khoa Quản trị kinh doanh)
Time duration: Ngày bắt đầu và ngày kết thúc của môn học. Khoảng thời gian này không bao gồm kỳ thi cuối kỳ.
Hạn nộp hồ sơ: Sinh viên được phép đăng kí môn học trước thời hạn quy định, thời hạn này sẽ được thông báo cho sinh viên qua email. Các email đăng ký trễ sẽ không được chấp thuận.
- Bước 12: Thời khóa biểu chính thức sẽ gửi đến sinh viên qua email trong vòng 5 ngày, kể từ ngày nhận được email đăng ký môn học từ sinh viên
Ghi chú: Kể từ lúc này, sinh viên có thể đăng nhập vào hệ thống Edusoftweb để kiểm tra thời khóa biểu, thời gian thi giữa kỳ, cuối kỳ và kết quả môn học của mình.
* Đối với học viên cao học
- Bước 1: Truy cập trang web: http://www.hcmiu.edu.vn/edusoftMaster/
- Bước 2: Chọn ngôn ngữ: Tiếng Anh (Góc phải màn hình – hình lá cờ Anh).
- Bước 4: Chọn “VIEW TIMETABLE”
- Bước 5: Chọn học kì để xem lịch học Ví dụ: “Quarter 4, Academic year 2014-2015”
- Bước 6: Bấm vào“Title” và chọn “Faculty”
- Bước 7: Bấm vào “Chưaphânkhoa”, chọn Khoa mà sinh viên đang theo học. Ví dụ: “Business”
- Bước 8: Chọn “View display format of semester”
- Bước 9: Bấm vào “Choose”
- Bước 10: Sau khi xem được danh sách môn học được mở cho học kì tới, sinh viên điền đầy đủ tên các môn muốn đăng kí vào form Course Registration Form For Undergraduate Inbound Student
- Bước 11: Gửi danh sách môn học đăng kí của bạn đến chị Nguyễn Khổng Thanh Thảo – Chuyên viên phụ trách sinh-viên-đến qua email nktthao@hcmiu.edu.vn hoặc studentexchange@hcmiu.edu.vn
Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn đăng ký môn học.
Term explanation:
Cre : Số tín chỉ của môn học
Week Day:
- 2 = Thứ hai
- 3 = Thứ ba
- 4 = Thứ tư
- 5 = Thứ năm
- 6 = Thứ 6
- 7 = Thứ 7
Start slot: 9: Lớp sẽ bắt đầu từ 18:00-21:00
ST (Vietnamese language): số tiết (mỗi tiết thường dài 45 phút)
CBGD : Mã giảng viên (ví dụ: BA141 là mã của giảng viên từ khoa Quản trị kinh doanh)
Time duration: Ngày bắt đầu và ngày kết thúc của môn học. Khoảng thời gian này không bao gồm kỳ thi cuối kỳ.
Hạn nộp hồ sơ: Học viên cao học được phép đăng ký môn học trước thời hạn quy định, thời hạn này sẽ được thông báo đến học viên qua email. Các email đăng ký trễ sẽ không được chấp thuận.
- Bước 12: Thời khóa biểu chính thức sẽ gửi đến học viên qua email trong vòng 5 ngày, kể từ ngày nhận được email đăng ký môn học từ học viên
Ghi chú: Kể từ lúc này, học viên có thể đăng nhập vào hệ thống EdusoftMaster để kiểm tra thời khóa biểu, lịch thi và kết quả môn học của mình.
Quy định về số tín chỉ từng học kỳ
- Đối với học kỳ 1 và học kỳ 2
Sinh viên tham gia trao đổi và sinh viên trao đổi trực tiếp đều phải đăng ký ít nhất 12 tín chỉ (tương đương 4 môn học) và không vượt quá 24 tín chỉ trong 1 học kỳ (1 tín chỉ tương đương với 15 tiết học tập trên lớp và 2 tiết tại nhà).
Sinh viên tham gia trao đổi và sinh viên trao đổi trực tiếp đều phải đăng ký ít nhất 06 tín chỉ (tương đương 2 môn học) và không vượt quá 12 tín chỉ trong học kỳ hè.
Bảng điểm
Hai bảng điểm chính thức sẽ được gửi về trường-gửi-đi của sinh viên sau 04 tuần kể từ ngày sinh viên hoàn thành kì thi cuối khóa.
Hệ thống chuyển đổi tín chỉ
Hệ thống tín chỉ tại Việt Nam
Hệ thống giáo dục đại học tại Việt Nam thông thường gồm 02 học kỳ chính (học kỳ 1, học kỳ 2) và 01 học kỳ hè.
- Học kỳ chính: từ 16 đến 20 tuần/ học kỳ
- Học kỳ hè: từ 8 đến 10 tuần (Học kỳ hè không bắt buộc. Khi sinh viên có nhu cầu và nhà trường có điều kiện thì lớp học sẽ được tổ chức trong học kỳ này)
- Trung bình, mỗi môn học khoảng 3 tín chỉ
- Mỗi tín chỉ bao gồm: 15 tiết lên lớp và 02 tiết tự học ở nhà
- Mỗi tiết học là 45 phút.
Hệ thống tín chỉ tại Hoa Kỳ
Phần lớn các trường đại học tại Hoa Kỳ có hệ thống tín chỉ tương đương Việt Nam, vì vậy việc chuyển đổi là không cần thiết.
Hệ thống chuyển đổi tín chỉ Châu Âu (ECTS)
Cứ 1 tín chỉ tại Việt Nam tương đương với 1.7 ECTS.
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TRƯỚC KHI ĐẾN VIỆT NAM
Visas
Vui lòng xem thông tin mới nhất về visa/ thị thực năm 2015 từ file đính kèm
Người nước ngoài xin visa vào Việt Nam, Việt Kiều xin visa về Việt Nam đều có thể đăng ký xin visa tại Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Việt Nam (cơ quan đại diện ngoại giao chính thức của Nhà nước Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam) tại nước sở tại hoặc tại sân bay quốc tế của Việt Nam (Sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng).
Danh sách các quốc gia được miễn thị thực nhập cảnh vào Việt Nam tại đây.
Visa sinh viên
Visa sinh viên là visa không di dân, dành cho những người không có quốc tịch Việt Nam. Bất cứ sinh viên nào muốn đi học tại một quốc gia khác đều phải có visa sinh viên từ quốc gia đó. Trong trường hợp sinh viên không thuộc đối tượng được miễn thị thực nhập cảnh vào Việt Nam, sinh viên cần phải tuân theo các bước xin visa sau đây:
Các thủ tục làm visa:
Bước 1: Một khi đã được nhận theo học tại trường ĐHQT, sinh viên sẽ nhận được Thư Mời nhập học từ Trường, đồng thời Trường sẽ gửi email và yêu cầu sinh viên điền biểu mẫu Visa information form thông tin về địa điểm tiếp nhận visa ở Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Việt Nam tại nước sở tại của sinh viên
Bước 2: Trường ĐHQT sẽ nộp các hồ sơ cần thiết của sinh viên đến Cục Quản lý Xuất Nhập Cảnh tại Tp. Hồ Chí Minh (VID-HCMC)
Bước 3:
- Sau khi hồ sơ của sinh viên được VID-HCMC phê duyệt, VID-HCMC sẽ fax công văn phép sinh viên nhập cảnh đến Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Việt Nam tại nước sở tại của sinh viên
- Đồng thời sinh viên cũng sẽ nhận bản copy công văn này từ trường ĐHQT qua email.
Quá trình này trong khoảng 7 ngày làm việc.
Bước 4: Ngay khi nhận được bản copy công văn chấp thuận cho phép sinh viên nhập cảnh từ trường ĐHQT, sinh viên có trách nhiệm in văn bản này ra và đến Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Việt Nam tại nước sở tại của mình để nộp đơn xin visa. Các giấy tờ cần thiết, bao gồm:
- Hộ chiếu còn thời hạn tối thiểu 06 tháng, không bị rách hoặc bị mờ số
- Công văn cho phép nhập cảnh (Bản coppy in trên khổ giấy A4)
- Thư mời nhập học của trường ĐHQT
- Biểu mẫu đăng ký xin visa (sinh viên điền biểu mẫu này theo sự hướng dẫn của nhân viên Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Việt Nam)
- Nộp lệ phí visa tại Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Việt Nam theo quy định
Bước 5: Sinh viên sẽ được nhân viên Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Việt Nam thông báo thời gian tiếp nhận visa loại C2. Thời gian tiếp nhận visa phụ thuộc vào quy định của từng Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài.
Visa nhận tại cửa khẩu sân bay quốc tế của Việt Nam (Sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng)
Đây là một cách khác để xin visa đến Việt Nam. Visa này được cấp tại cửa khẩu sân bay ngay khi sinh viên hạ cánh xuống Việt Nam. Visa nhập cảnh dạng này sẽ chỉ được cấp trong các trường hợp sau:
- Không có Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Việt Nam tại quốc gia sinh viên đang sinh sống
- Trường hợp khẩn cấp
Các thủ tục làm visa:
Bước 1: Một khi đã được nhận theo học tại trường ĐHQT, sinh viên sẽ nhận được Thư Mời nhập học từ Trường, đồng thời Trường sẽ gửi email và yêu cầu sinh viên điền biểu mẫu Visa information form thông tin về địa điểm tiếp nhận visa ngay tại cửa khẩu của một trong các sân bay quốc tế Việt Nam như: sân bay Tân Sơn Nhất hoặc Hà Nội hoặc Đà Nẵng
Bước 2: Trường ĐHQT sẽ nộp các hồ sơ cần thiết của sinh viên đến Cục Quản lý Xuất Nhập Cảnh tại Tp. Hồ Chí Minh (VID-HCMC)
Bước 3:
- Sau khi hồ sơ của sinh viên được VID-HCMC phê duyệt, VID-HCMC sẽ fax công văn cho phép sinh viên nhập cảnh và nhận visa tại cửa khẩu của một trong các sân bay quốc tế Việt Nam
- Đồng thời sinh viên cũng sẽ nhận bản copy công văn này từ trường ĐHQT qua email.
Quá trình này trong khoảng 7 ngày làm việc.
Bước 4: Ngay khi nhận được bản copy công văn chấp thuận cho phép sinh viên nhập cảnh từ trường ĐHQT, sinh viên có trách nhiệm in văn bản này ra và mang theo bên mình để có thể nhận visa tại cửa khẩu. Các giấy tờ cần thiết, bao gồm:
- Hộ chiếu
- Công văn cho phép nhập cảnh (Bản coppy in trên khổ giấy A4)
- Thư mời nhập học của trường ĐHQT
- Biểu mẫu đăng ký xin visa (sinh viên điền biểu mẫu theo sự hướng dẫn của Cán bộ quản lý xuất nhập cảnh tại sân bay)
- Nộp lệ phí visa tại sân bay theo quy định
Bước 5: Sinh viên sẽ được Cán bộ quản lý xuất nhập cảnh cấp visa ngay tại sân bay
Visa Du lịch
Nhà ở
Sinh viên quốc tế có trách nhiệm tự sắp xếp nhà ở trong thời gian học tập tại Trường.
Tuy nhiên, để hỗ trợ sinh viên quốc tế trong việc tìm kiếm nhà ở, nhà trường sẽ gửi đến sinh viên danh sách các loại nhà ở để sinh viên chọn lựa. Ngay khi nhận được Thư Mời nhập học từ trường ĐHQT, sinh viên sẽ phải điền đầy đủ thông tin vào mẫu đăng ký nhà ở Accommodation Request Form và email gửi sự chọn lựa, cũng như thời hạn thuê nhà về cho chuyên viên phụ trách sinh-viên-đến. Nhà trường không chấp nhận các email đăng ký quá hạn.
Nhà ở trong khuôn viên trường
Dạng nhà ở |
Số SV/Phòng |
Cơ sở vật chất |
Ăn |
Đơn giá/tháng |
Ký túc xá ĐHQG |
4 |
Quạt
Giường |
Không |
USD 15 |
Máy lạnh
Giường |
USD 25 |
Nhà khách ĐHQG |
2 |
Wi-fi
Máy lạnh
Nhà vệ sinh riêng |
Không |
USD130 |
1 |
USD 250 |
Ưu điểm
- Gần trường Đại học Quốc Tế (khoảng 5-8 phút đi bộ đến trường và cách trạm xe bus 5 phút đi bộ)
- Các tiện ích được tính chung vào tiền thuê nhà, sinh viên không phải trả thêm tiền điện, nước
Nhược điểm
- Số lượng phòng có hạn
- Thông thường, 4 sinh viên cùng ở một phòng và cùng sử dụng chung nhà vệ sinh
- Cách xa trung tâm thành phố và cơ sở tại Quận 1 của Trường
- Không được phép nấu ăn trong phòng
- Không có máy giặt, vì vậy sinh viên phải sử dụng dịch giặt bên ngoài. Sinh viên có thể hỏi thêm về dịch vụ giặt ủi tại quầy tiếp tân
- Các cửa hàng và quán ăn đều đóng cửa tầm 21g00
- Ký túc xá đóng cửa vào khoảng 23g00
Nhà ở dịch vụ (*)
Nhà ở dịch vụ thường được quản lí bởi các chủ nhà tư nhân, tập trung nhiều trong khu vực nội thành gần trung tâm thành phố, có thể dễ dàng đi đến trường bằng xe buýt.
Dạng nhà ở |
Số SV/Phòng |
Cơ sở vật chất |
Ăn |
Đơn giá/tháng |
Ký túc xá ĐHQT trong trung tâm thành phố |
4 |
Wifi, Máy lạnh
Giường, Nhà vệ sinh riêng
Nhà bếp chung & máy giặt |
Không |
USD 92 |
6 |
Nhà ở cùng với cư dân địa phương |
1 |
Wifi, Máy lạnh
Nhà vệ sinh riêng
Nhà bếp chung & máy giặt |
2 bữa/ngày |
USD 430 |
Nhà khách trong trung tâm thành phố |
1 |
Wifi, Máy lạnh, TV, tủ lạnh
Sofa |
Không |
USD 330 |
Căn hộ dịch vụ |
2 |
Wifi, Máy lạnh, TV, tủ lạnh
Sofa, bàn làm việc
Nhà bếp riêng/chung
Khu vực giặt giũ (tùy chọn) |
Không |
USD 400 |
Phòng dịch vụ |
1 |
Wifi, Máy lạnh, TV, tủ lạnh
Bàn làm việc
Nhà bếp riêng/chung
Khu vực giặt giũ (tùy chọn) |
Không |
USD 300 - 400 |
(*) Chi tiết cụ thể về danh sách, hình ảnh và địa chỉ nhà ở dịch vụ sẽ được gửi đến sinh viên cùng với với các giấy tờ nhập học.
(Ghi chú: sinh viên tham gia trao đổi thông qua chương trình ISEP sẽ được nhà trường bố trí nơi ở và các bữa ăn căn cứ vào thảo thuận ký kết giữa trường ĐHQT và tổ chức ISEP)
Ưu điểm
- Phòng đầy đủ tiện nghi
- Sinh viên có nhiều không gian riêng biệt và có thể có khách đến thăm
- Các cửa tiệm và nhà hàng đều mở cửa đến tận nửa đêm
- Thuận tiện hơn trong việc tìm hiểu về văn hóa Việt Nam và khám phá Tp.HCM sôi động về đêm
Nhược điểm
- Cách xa trường Đại học Quốc tế tại Thủ Đức. Để đi đến trường, sinh viên phải sử dụng xe buýt (xe buýt hoạt động 7 ngày/tuần, một số chuyến hoạt động đến tận 21g00. Sinh viên chỉ cần xuất trình thẻ sinh viên thì sẽ chỉ phải giá vé ưu đãi là 2000 VND/ lượt)
- Sinh viên phải tự ký kết Hợp đồng thuê nhà
- Do các Hợp đồng thuê nhà thường kéo dài 12 tháng. Nếu trả nhà trước hạn, sinh viên sẽ phải đóng tiền phạt. Vì vậy sinh viên cần chú ý kỹ đến thời gian thuê nhà, kỳ hạn hợp đồng trước khi ký kết.
- Thông thường, sinh viên sẽ phải đặt cọc trước 1 tháng tiền nhà trước khi ký kết hợp đồng với chủ nhà. Các khoản phí nhà ở sẽ được trả trực tiếp cho chủ nhà.
- Sinh viên sẽ phải trả thêm các khoản cho điện, nước, phí sử dụng dịch vụ wifi.
- Không được nấu ăn trong phòng.
- Một số nhà không có máy giặt, tuy nhiên sinh viên có thể nhờ người chủ nhà cung cấp các dịch vụ giặt ủi bên ngoài.
Chi phí sinh hoạt tại Việt Nam
Sinh viên cần chuẩn bị ít nhất khoảng USD 3,000 (hoặc 2,400 EUR) để chi trả các chi phí ăn ở trong một học kỳ tại Việt Nam, bao gồm: nhà ở, ăn uống, tài liệu, dụng cụ học tập, các khoản chi phí phát sinh khác)
Chương trình Bạn đồng hành
Mỗi bạn sinh-viên-đến sẽ được hỗ trợ bởi một bạn sinh viên Việt Nam, nhằm giúp các bạn sinh-viên-đến làm quen với môi trường học tập tại trường ĐHQT, cũng như thích nghi với cuộc sống tại Việt Nam.
Dịch vụ đón tại sân bay
Trường Đại học Quốc Tế cung cấp dịch vụ đón sinh viên tại sân bay dành cho các sinh viên quốc tế mới lần đầu đến Việt Nam. Dịch vụ này không tính phí, tuy nhiên sinh viên có trách nhiệm chi trả chi phí đi lại (bằng taxi, hoặc xe buýt) từ sân bay đến nơi ở của mình.
Các bước đăng ký dịch vụ:
Bước 1: Hoàn tất biểu mẫu đăng ký dịch vụ đón tại sân bay và email đính kèm biểu mẫu đăng ký này đến chuyên viên phụ trách sinh-viên-đến của Trường ít nhất 7 ngày làm việc trước ngày khởi hành.
Bước 2: Sinh viên sẽ được các bạn đồng hành Việt Nam đón tại sân bay Tân Sơn Nhất và hỗ trợ, dẫn đường đưa về tận nhà.
Tại cổng ra của ga quốc tế, có rất nhiều dịch vụ taxi, tuy nhiên các sinh viên nên chọn các hang taxi uy tín sau: Mai Linh (+84 8) 38 383838 hoặc Vinasun (+84 8) 38 27 2727
Ghi chú:. Để tránh xảy ra các sự cố ngoài ý muốn khi đi taxi một mình, sinh viên cần:
- Quan sát kỹ đồnghồ báo giá trên xe. Nhằm tránh lừa đảo, nếu có điện thoại thông minh, sinh viên có thể sử dụng dịch vụ Google Maps để có thể nắm sát lộ trình.
- Không nên nhờ tài xế taxi giới thiệu nơi mua đồ nhu yếu phẩm, sinh viên có thể dễ dàng mua được chúng tại các siêu thị, cửa hàng tiện ích gần nơi trọ.
- Không nên mua phiếu đi taxi
Bảo hiểm Y tế
Để đảm bảo an toàn cho sinh viên quốc tế khi sinh sống và học tập tại Việt Nam, trường ĐHQT có cung cấp dịch vụ bảo hiểm cơ bản dành cho sinh viên người nước ngoài. Sinh viên có nghĩa vụ mua và chi trả bảo hiểm này.
Trong trường hợp sinh viên đã mua bảo hiểm quốc tế tại quê nhà, sinh viên phải bảo đảm thời hạn của bảo hiểm phải còn hiệu lực cho đến hết quá trình học tập tại trường ĐHQT. Nhà trường có quyền yêu cầu sinh viên xuất trình bảo hiểm của của mình, trong trường hợp cần thiết.
NHỮNG NGÀY ĐẦU TIÊN KHI ĐẾN VIỆT NAM
Những ngày đầu mới đến Việt Nam
Trong những ngày đầu tiên tại Việt Nam, sinh viên có thể sẽ cảm thấy lạc lõng giữa thành phố xa lạ, không có người thân, bạn bè. Các bạn đừng quá lo lắng, các bạn đồng hành Việt Nam sẽ luôn hỗ trợ và bên các bạn.
Một vài điều cần lưu ý, như sau:
- Sinh viên nên có mặt tại Việt Nam ít nhất 2 tuần trước khi kỳ nhập học chính thức bắt đầu. Điều này giúp các bạn có thêm thời gian làm quen với môi trường, cuộc sống tại Việt Nam cũng như bạn đồng hành của mình.
- Nếu có nhu cầu cần mua những vật dụng cần thiết, sinh viên có thể nhờ bạn đồng hành giúp đỡ
Tuần sinh hoạt định hướng
Trung tâm ISSC sẽ tổ chức Ngày định hướng chung cho các sinh-viên-đến trong tuần đầu tiên của mỗi học kỳ, vào khoảng tháng 10 (đối với học kỳ 1) và tháng 2 hàng năm (đối với học kỳ 2)
Tuần định hướng ngày được thiết kế nhằm giúp sinh viên quốc tế làm quen và ổn định cuộc sống trong những ngày đầu tại Việt Nam, đồng thời giúp các bạn hiểu hơn về trường Đại học Quốc Tế, mở ra cơ hội giao lưu, kết bạn với các sinh viên Việt Nam và quốc tế khác thông qua các buổi dã ngoại, hoạt động ngoài trời.
Các sinh viên được khuyến khích tham gia đầy đủ những hoạt động trong tuần định hướng này, nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn về Trường, các vấn đề liên quan đến việc học, ăn, ở tại Việt Nam.
Sinh viên chỉ phải trả chi phí ăn uống tự túc và phí du lịch dã ngoại (xa trung tâm thành phố).
Chương trình sẽ kéo dài trong 2 ngày bao gồm:
Chương trình |
Ngày thứ 1
|
1
|
Chào mừng từ thầy Hiệu trưởng
|
2
|
Thuyết trình
|
- Giới thiệu chung về Trường, Khoa, Bộ môn
- Học tập tại Trường
- Hướng dẫn sử dụng Blackboard, email sinh viên, Edusoftweb
- Hướng dẫn dịch vụ thư viện
- Hướng dẫn về vấn đề học thuật
- Thông tin chung về việc sinh hoạt tại Việt Nam (phương tiện di chuyển, chăm sóc sức khỏe, liên lạc khẩn cấp…)
|
3
|
Tour tham quan vòng quanh Trường
Tour tham quan này sẽ giới thiệu sinh viên quốc tế đến trường Đại học Quốc tế và các khu vực xung quanh. Đây là một cơ hội tốt để sinh viên hiểu thêm về các khoa và phòng cũng như hoạt động của các câu lạc bộ, dịch vụ tại trường
|
4
|
Tour tham quan thành phố Hồ Chí Minh
Giới thiệu đến sinh viên những thắng cảnh, địa điểm du lịch, những quán ăn đặc sắc tại Tp.HCM
|
Ngày thứ 2
|
5 |
Tour du lịch
|