Ngành Quản lý nguồn lợi thủy sản

Ngành Quản lý Nguồn lợi Thủy sản hiện tại thuộc Khoa Công nghệ Sinh học – Trường Đại học Quốc tế. Đây là đơn vị có tiềm lực mạnh về đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Chất lượng đào tạo của Khoa CNSH đã được công nhận bởi ASEAN Universities Network và các đại học đối tác hàng đầu tại Vương Quốc Anh, Úc và Châu Âu nhờ chương trình đào tạo có tính toàn cầu hóa cao, hệ thống 16 phòng thí nghiệm hiện đại và đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn (96% giảng viên có trình độ Tiến sỹ, tu nghiệp tại nước ngoài). Khoa CNSH liên tục là đơn vị dẫn đầu Đại học Quốc gia TPHCM về thành tích công bố khoa học trên tạp chí quốc tế. Hơn 85% sinh viên tốt nghiệp có việc làm phù hợp sau 6 tháng tại các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước hoặc nước ngoài. Trong số này, trên 20% được học bổng để học sau đại học tại các đại học danh tiếng ở nước ngoài hoặc công tác tại viện nghiên cứu, trường đại học.
- Mục tiêu đào tạo: Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao; có kiến thức tốt về môi trường và nguồn lợi thủy sản, công nghệ nuôi trồng thủy sản hiện đại, có năng lực quản trị phát triển dự án hoặc doanh nghiệp thủy sản
- Cơ hội nghề nghiệp:
- Cán bộ kỹ thuật cho bộ phận nghiên cứu và phát triển của tập đoàn, công ty lớn;
- Cán bộ phụ trách các dự án và tổ chức chính phủ hoặc phi chính phủ quản lý tài nguyên thiên nhiên, phát triển cộng đồng;
- Cán bộ quản lý của các doanh nghiệp trong ngành thủy sản;
- Cán bộ tư vấn trong các lĩnh vực khác nhau liên quan đến thủy sản;
- Nghiên cứu viên làm việc tại các viện nghiên cứu.
- Giảng viên đại học/các trường THPT quốc tế.
Ngoài những mục tiêu và cơ hội nghề nghiệp của từng chuyên ngành thì sinh viên ngành Quản lý Nguồn lợi Thủy sản sẽ được trang bị các kiến thức, kỹ năng và các khả năng sau khi ra trường như sau:
1. Chuẩn đầu ra
Ngành Quản lý Nguồn lợi Thủy sản có chuẩn đầu ra như sau:
1.1. Kiến thức về lý luận chính trị:
1.1.1. Về lý luận chính trị:
- Sinh viên tốt nghiệp có hiểu biết đúng đắn về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Chấp hành nghiêm túc pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan làm việc sau khi tốt nghiệp.
- Có thế giới quan, nhân sinh quan đúng đắn và có khả năng nhận thức, đánh giá các hiện tượng một cách logic và tích cực.
1.1.2. Về đạo đức hành vi:
- Có đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp tốt.
- Có tinh thần yêu nước, yêu đồng bào, gắn bó và có tinh thần phục vụ cộng đồng tốt.
- Có tinh thần trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm với cộng đồng.
- Có tính chủ động, tích cực, cầu tiến, sáng tạo trong công việc.
- Có tinh thần và kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả cao, tính chuyên nghiệp cao.
1.2. Kiến thức chuyên môn
- Có kiến thức cơ bản tốt về đặc điểm của môi trường nước; đặc điểm sinh học và sinh thái học chung của sinh vật thủy sinh; đặc điểm của nguồn lợi và biến động nguồn lợi thủy sản trong các hệ sinh thái vùng nhiệt đới.
- Có kiến thức chuyên ngành đủ mạnh để có thể thực hiện các hoạt động chuyên môn cho phân nhánh quản lí nguồn lợi thủy sản bao gồm: đánh giá hiện trạng của môi trường và nguồn lợi thủy sản, hoạch định và quản lí nguồn lợi thủy sản, đánh giá tác động môi trường, tái tạo nguồn lợi.
- Có kiến thức chuyên ngành đủ mạnh để có thể thực hiện các hoạt động sản xuất, phát triển công nghệ cho cho phân nhánh phát triển nguồn lợi thủy sản (thực chất là công nghệ nuôi trồng thủy sản hiện đại) bao gồm: phối chế và sản xuất ăn thủy sản; sản xuất thức ăn sống; quản lí chất lượng nước và sức khỏe vật nuôi; sản xuất con giống chất lượng cao nhờ ứng dụng công nghệ sinh học và di truyền chọn giống; thiết kế và vận hành các hệ thống nuôi công nghiệp.
1.3. Kỹ năng làm việc
- Kỹ năng chuyên môn: các kỹ năng cơ bản làm việc trong phòng thí nghiệm, phân tích chất lượng nước, khảo sát nguồn lợi và môi trường, nghiên cứu sinh học các đối tượng thủy sản, phối chế và sản xuất thức ăn, ương nuôi ấu trùng các đối tượng thủy sản, pha chế và xử lí nước, kiểm tra bệnh thủy sản bằng phương pháp sinh học phân tử, thuần dưỡng chăm sóc sinh vật thủy sinh, vận hành các thiết bị thông dụng trong sản xuất.
- Kỹ năng làm việc nhóm, phát hiện và giải quyết các vấn đề chuyên môn, xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án nghiên cứu hoặc sản xuất thuộc chuyên môn.
- Sử dụng thành thạo máy vi tính và các phần mềm chuyên dụng hỗ trợ hoạt động chuyên môn.
- Sử dụng tiếng Anh thành thạo trong công việc, có thể đọc và hiểu các cataglog kỹ thuật, trao đổi bằng tiếng Anh với các đồng nghiệp.
- Hiểu các thông lệ quốc tế về bản quyền tác giả, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường và chất lượng sản phẩm.
1.4. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp
- Chương trình đào tạo sinh viên Việt Nam và sinh viên quốc tế. Thị trường việc làm không chỉ giới hạn ở Việt Nam mà mở rộng ra các quốc gia trong khu vực và trên toàn thế giới.
- Tạo dựng và làm chủ doanh nghiệp, cung cấp các dịch vụ - sản phẩm mà xã hội, thị trường yêu cầu.
- Cán bộ quản lí hoặc chuyên viên làm việc cho các cơ quan nhà nước hoặc địa phương, dự án hoặc tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực quản lí môi trường và nguồn lợi thủy sản
- Cán bộ kỹ thuật hoặc quản lí làm việc cho các doanh nghiệp trong ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao trong sản xuất hay các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ hỗ trợ như sản xuất thức ăn, thuốc thủy sản, chế phẩm sinh học, chế tạo thiết bị …
- Cán bộ giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng và viện nghiên cứu có liên quan. Chuyển tiếp lên đào tạo ở bậc sau đại học ở trong và ngoài nước.
1.5. Ma trận chuẩn đầu ra và mục tiêu đào tạo ngành Quản lý nguồn lợi thủy sản
Chuẩn đầu ra ngành Quản lý nguồn lợi thủy sản như sau:
- Khả năng ứng dụng những kiến thức về toán, khoa học và kỹ thuật [ABET, 3a]
- Khả năng thiết kế và làm các thí nghiệm, phân tích và giải thích số liệu, và lập báo cáo các kết quả đạt được [ABET, 3b]
- Khả năng thiết kế một hệ thống, một bộ phận hoặc một quá trình để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật [ABET, 3c]
- Khả năng làm việc trong các nhóm đa ngành [ABET, 3d]
- Khả năng nhận biết, lập công thức và giải quyết các vấn đề kỹ thuật [ABET, 3e]
- Có hiểu biết về nghề nghiệp và đạo đức tốt [ABET, 3f]
- Có khả năng giao tiếp hiệu quả, bao gồm giao tiếp nói, viết và các dạng khác [ABET, 3g]
- Có kiến thức rộng để từ đó hiểu được tác động của những giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh xã hội, kinh tế toàn cầu [ABET, 3h]
- Có nhận thức về sự cần thiết và khả năng tham gia vào việc học suốt đời để có thể làm việc hiệu quả trong bối cảnh những công nghệ mới liên tục xuất hiện [ABET, 3i]
- Có hiểu biết về các vấn đề đương thời [ABET, 3j]
- Khả năng sử dụng những kỹ thuật, kỹ năng và công cụ hiện đại cần thiết cho thực tiễn kỹ thuật [ABET, 3k]
- Khả năng ngọai ngữ đạt trình độ tiếng Anh trung - cao cấp [ABET, 3l]
- Sinh viên trường Đại học Quốc tế khi hoàn tất chương trình đại học phải đạt trình độ tiếng Anh tối thiểu là 500 TOEFL pBT hoặc các chứng chỉ khác có điểm số tương đương, cụ thể là: 69 TOEFL iBT, hoặc 6.0 IELTS
- Ngoài ra sinh viên tốt nghiệp phải viết Luận văn tốt nghiệp bằng tiếng Anh và phải bảo vệ thành công trước Hội đồng Đánh giá Luận văn Tốt nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp nắm vững ngữ pháp tiếng Anh và có thể trình bày trôi chảy một vấn đề dưới dạng luận văn hoặc tham luận về đời sống cũng như học thuật.
2. Khung chương trình đào tạo ngành Quản lý nguồn lợi thủy sản
Mã số
|
Tên học phần
|
Khối lượng (tín chỉ)
|
Ghi chú
|
Lý thuyết
|
Thực hành
|
Tổng số
|
Phần 1: Kiến thức giáo dục đại cương
|
|
|
51
|
|
PE011IU
|
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
|
5
|
0
|
5
|
|
PE003IU
|
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
|
3
|
0
|
3
|
|
PE005IU
|
Tư tưởng Hồ Chí Minh
|
2
|
0
|
2
|
|
PT001IU &PT002IU
|
Giáo dục thể chất
|
|
|
|
|
MP001IU
|
Giáo dục quốc phòng
|
|
|
|
|
|
Tiếng Anh chuyên ngành 1 (Academic English 1)
|
4
|
0
|
4
|
|
EN007IU
|
Kỹ năng viết (Writing AE1)
|
2
|
0
|
2
|
|
EN008IU
|
Kỹ năng nghe (Listening AE1)
|
2
|
0
|
2
|
|
|
Tiếng Anh chuyên ngành 2 (Academic English 2)
|
4
|
0
|
4
|
|
EN007IU
|
Kỹ năng viết (Writing AE2)
|
2
|
0
|
2
|
|
EN008IU
|
Kỹ năng nói (Speaking AE2)
|
2
|
0
|
2
|
|
PE008IU
|
Tư duy phân tích (Critical Thinking)
|
3
|
0
|
3
|
|
PE014IU
|
Khoa học môi trường (Environmental Science)
|
3
|
0
|
3
|
|
MA001IU
|
Toán cao cấp 1 (Calculus 1)
|
4
|
0
|
4
|
|
MA019IU
|
Toán cao cấp 2 (Calculus 2)
|
4
|
0
|
4
|
|
BT152IU
|
Thống kê sinh học (Biostatistics)
|
2
|
1
|
3
|
|
PH013IU
|
Vật lý 1 (Physics 1)
|
2
|
|
2
|
|
PH014IU
|
Vật lý 2 (Physics 2)
|
2
|
|
2
|
|
BT156IU
|
Hóa sinh (Biochemistry)
|
3
|
1
|
4
|
|
CH101IU
|
Hóa đại cương (General Chemistry)
|
3
|
1
|
4
|
|
BT155IU
|
Sinh học đại cương (Biology)
|
3
|
1
|
4
|
|
Phần 2: Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
|
|
|
41
|
|
Các học phần Cơ sở bắt buộc (31 tín chỉ)
|
|
|
|
|
BT162IU
|
Di truyền (Genetics)
|
3
|
1
|
4
|
|
AR205IU
|
Sinh lý động vật thủy sản (Fish Physiology)
|
3
|
1
|
4
|
|
AR201IU
|
Vi sinh vật ở nước (Aquatic Microbiology)
|
3
|
1
|
4
|
|
AR202IU
|
Biến đổi khí hậu toàn cầu (Global Climate Changes)
|
4
|
0
|
4
|
|
AR101IU
|
Sinh thái thủy sinh (Aquatic Ecology)
|
3
|
0
|
3
|
|
AR203IU
|
Phương pháp thí nghiệm cơ bản (Laboratory Methods)
|
2
|
1
|
3
|
|
BT159IU
|
Phương pháp nghiên cứu khoa học (Research Methodology)
|
2
|
1
|
3
|
|
IS026IU
|
Quản lý dự án (Project Management)
|
3
|
0
|
3
|
|
AR102IU
|
Nhập môn Quản lý Nguồn lợi Thủy sản (Introduction Aquatic Resources Development)
|
2
|
0
|
2
|
|
AR204IU
|
Thực tập giáo trình (Field course 1)
|
|
1
|
1
|
|
Các học phần cơ sở tự chọn (10/19 tín chỉ)
|
|
|
|
|
BT183IU
|
Sinh học biển (Marine Biology)
|
3
|
0
|
3
|
|
BT168IU
|
Công nghệ sinh học phân tử (Molecular Biotechnology)
|
3
|
1
|
4
|
|
BT169IU
|
Miễn dịch học (Immunology)
|
3
|
1
|
4
|
|
BT200IU
|
Phương pháp viết tài liệu khoa học (Scientific Writing Workshop)
|
2
|
0
|
2
|
|
BA006IU
|
Giao tiếp kinh doanh (Business Communication)
|
3
|
0
|
3
|
|
BT151IU
|
Nhập môn Quản trị kinh doanh (Introduction to Business Administration)
|
3
|
0
|
3
|
|
Kiến thức chuyên ngành
|
|
|
34
|
|
Các học phần Chuyên ngành bắt buộc (19 tín chỉ)
|
|
|
|
|
AR302IU
|
Di truyền chọn giống thủy sản (Aquaculture Genetics and Selective Breeding)
|
4
|
0
|
4
|
|
AR301IU
|
Công nghệ sản xuất giống thủy sản (Hatchery Technology)
|
4
|
0
|
4
|
|
AR024IU
|
Quan trắc môi trường và nguồn lợi thủy sản (Monitoring of Aquatic Environment and Resources)
|
3
|
0
|
3
|
|
AR304IU
|
Quản lý nghề cá (Fisheries Management)
|
3
|
0
|
3
|
|
AR017IU
|
Đánh giá tác động môi trường (Environmental Impact Assessment)
|
2
|
1
|
3
|
|
AR018IU
|
Thực tập ngành nghề (Internship)
|
0
|
2
|
2
|
|
Chuyên ngành (chọn 15 trong 27tín chỉ tùy theo hướng công nghệ nuôi hoặc quản lí nguồn lợi)*
|
|
|
15
|
|
BT177IU
|
Công nghệ sinh học Biển (Marine Biotechnology)
|
3
|
1
|
4
|
|
AR303IU
|
Mô hình hóa tài nguyên thiên nhiên (Modeling in Nartural Resource Management)
|
3
|
1
|
4
|
|
AR306IU
|
Quản lý vùng ven biển (Intergrated Coastal Zone Management)
|
3
|
0
|
3
|
|
AR307IU
|
Thiết kế hệ thống nuôi trồng thủy sản (Aquaculture Systems Design)
|
3
|
1
|
4
|
|
AR308IU
|
Dinh dưỡng và phối chế thức ăn thủy sản (Fish Nutrition and Feed Formulation)
|
3
|
1
|
4
|
|
AR021IU
|
Sản xuất thức ăn sống (Live Foods Production)
|
3
|
1
|
4
|
|
AR012IU
|
Bệnh thủy sản (Fish Diseases)
|
3
|
1
|
4
|
|
Phần 3: Luận văn tốt nghiệp
|
|
|
12
|
|
TỔNG
|
|
|
138
|
|
3. Đội ngũ giảng viên
|
Phó Giáo sư
|
Tiến sĩ
|
Thạc sĩ
|
Tổng cộng |
Khoa CNSH
|
3
|
26
|
10
|
39 |
4. Hệ thống phòng thí nghiệm phục vụ ngành Quản lý nguồn lợi thủy sản
TT
|
|
Vị trí
|
Diện tích
(m²)
|
|
Ngành QLNLTS
|
|
|
|
Phòng thí nghiệm Thủy sinh ứng dụng
|
Aqualab
|
302
|
|
Phòng thí nghiệm công nghệ sinh học biển
|
Aqualab
|
120
|
II
|
Đào tạo CƠ BẢN
|
|
|
1
|
Phòng labAnh ngữ
|
|
|
|
Phòng LabAnh ngữ 1
|
LA1-507
|
60
|
|
Phòng LabAnh ngữ 2
|
LA1-508
|
60
|
|
Phòng LabAnh ngữ 3
|
LA1-509
|
90
|
2
|
PTN Vật lý
|
LA1-403
|
60
|
5. Thông tin liên hệ:
Khoa Công nghệ Sinh học
Phòng 01 - 706
Điện thoại: (84-8) 37244270 số máy lẻ: 3233
Website: http://www.hcmiu.edu.vn/biotech-vn/